Danh mục

Tin tổng hợp

Khởi sắc lưới điện thành phố Quảng Ngãi

Thành phố Quảng Ngãi là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh- quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích 37,12 km2, dân số: 133.843 người, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 08 phường, 02 xã.
 
Để góp phần thay đổi toàn diện lưới điện nơi đây, hơn 10 năm trước ngành điện đã quan tâm đầu tư dự án: Cải tạo và phát triển lưới điện thị xã Quảng Ngãi (vay vốn ADB). Dự án do Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC) làm chủ đầu tư, Ban QLDA lưới điện miền Trung thuộc EVNCPC quản lý điều hành, khởi công ngày 25/3/2002 với quy mô: Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 96 km đường dây trung áp; 122 km đường dây hạ áp; 166 trạm biến áp phụ tải với tổng dung lượng 38.070 kVA. Thực hiện đấu nối 20.843 hộ công tơ; tổng chiều dài các nhánh rẽ đấu nối công tơ là 603 km được triển khai trên địa bàn 10 phường, xã thuộc thị xã Quảng Ngãi và 8 xã, thị trấn thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án do Công ty Xây dựng đô thị và khu công nghiệp Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần xây lắp An Nhơn- hai đơn vị trúng thầu thi công. Công ty Điện lực Quảng Ngãi đảm nhận thi công phần đấu nối công tơ, thí nghiệm và thu hồi vật tư cũ. Để triển khai dự án, Ban QLDA lưới điện miền Trung đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương từ UBND phường, thị xã đến UBND tỉnh và các đơn vị liên quan giải quyết rốt ráo và có hiệu quả các vướng mắc về đền bù giải phóng mặt bằng, vướng mắc về quy hoạch đô thị. Nhờ vậy đến ngày 11/11/2005 toàn bộ dự án hoàn thành đưa vào vận hành đem lại bộ mặt hoàn toàn mới và khởi sắc về lưới điện cho thị xã. Dự án hoàn thành đáp ứng tốt mục tiêu: Chuyển đổi cấp điện áp lưới phân phối trong khu vực thị xã Quảng Ngãi từ 15 kV lên 22 kV; Đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải của thị xã đến năm 2020 và những năm kế tiếp; Cải thiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lưới điện phân phối: tổn thất điện năng, chất lượng điện áp, xác suất sự cố, độ tin cậy cung cấp điện, an toàn sử dụng điện; Phù hợp với quy hoạch thị xã Quảng Ngãi và đảm bảo mỹ quan. Dự án hoàn thành là một trong những tiêu chí quan trọng để nâng cấp từ thị xã Quảng Ngãi lên thành phố Quảng Ngãi.

Hiện tại Điện lực thành phố Quảng Ngãi đang quản lý 180,9 km đường dây trung áp (trong đó 2,6 km đường dây cáp ngầm); 178,9 km đường dây hạ áp; 176 TBA phân phối với tổng dung lượng 70.077 kVA; 38.358 khách hàng sử dụng điện.

Ông Vũ Phúc Quỳnh, Giám đốc Điện lực thành phố Quảng Ngãi cho biết: Từ 01/9/2012 một phần lưới điện do đơn vị quản lý được tách ra giao cho Điện lực Tư Nghĩa quản lý. Năm 2012 Điện lực thành phố Quảng Ngãi đạt sản lượng điện thương phẩm 216,5 triệu kWh, cao nhất so với 10 Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Quảng Ngãi, tăng 9,4 %v so với năm 2011 (trong đó tỉ lệ điện dùng cho quản lý, tiêu dùng, dân cư bằng 53,55 % tăng 4,2 % so với năm 2011; tỉ lệ điện dùng cho sản xuất, công nghiệp, xây dựng bằng 34,1 % tăng 14,2 % so với năm 2011). Giá bán điện bình quân 1.396,15 đ/kwh tăng 156,9 đ/kWh so với năm 2011.

Ông Bùi Lâm Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi bộc bạch: Thời gian qua UBND thành phố Quảng Ngãi luôn quan tâm, phối hợp với các cơ quan chức năng và ngành điện vận động nhân dân giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn lưới điện; Thành phố có văn bản đồng ý để Điện lực thành phố Quảng Ngãi sử dụng chung cột điện ánh sáng do thành phố đầu tư xây dựng tại các hẻm mới mở để mắc dây, cung ứng điện đối với các hẻm phố ngày một tăng trong tổng thể thành phố ngày càng mở rộng.  

Ngoài phục vụ tốt ánh sáng sinh hoạt, Điện lực Quảng Ngãi còn phục vụ phát triển các khu công nghiệp. Tỉ lệ điện dùng cho sản xuất, công nghiệp, xây dựng năm 2012 của Điện lực thành phố Quảng Ngãi bằng 34,1 %, tăng 14,2 % so với năm 2011 là tín hiệu tốt trong việc phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Sự khởi sắc của lưới điện thành phố Quảng Ngãi là tiền đề để thành phố phát triển với quy mô lớn hơn trên tất cả các lĩnh vực, xứng đáng với vai trò, vị trí của đô thị tỉnh lỵ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của chuỗi đô thị miền Trung và Tây Nguyên.

Tin liên quan

  • Biến tần là giải pháp cho nền công nghiệp dầu khí

    Biến tần là giải pháp cho nền công nghiệp dầu khí

    [ 03,04,2017 ]

    Với nhu cầu dầu khí ngày càng tăng trên thế giới, nhiều công ty dầu khí lớn liên tục đầu tư, bao gồm việc hiện đại hóa và tái sử dụng các giếng dầu nhằm tăng năng suất và khai thác hiệu quả, giảm thiểu sự căng cơ khí trong hệ thống...

    Xem thêm
  •  Biến tần là một giải pháp giảm tốn điện trong nông nghiệp

    Biến tần là một giải pháp giảm tốn điện trong nông nghiệp

    [ 03,04,2017 ]

    Hệ thống truyền động điện cho máy công tác hoặc các dây chuyền sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phổ biến động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ loại roto lồng sóc hay còn gọi là động cơ cảm ứng. So với...

    Xem thêm
  •  Thanh Hóa: Loại khỏi quy hoạch 5 dự án thủy điện nhỏ

    Thanh Hóa: Loại khỏi quy hoạch 5 dự án thủy điện nhỏ

    [ 03,04,2017 ]

    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi các sở, huyện về việc 5 dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn bị loại khỏi quy hoạch dự án thủy điện, do có tác động lớn đến môi trường hoặc ảnh hưởng đến các quy hoạch khác.

    Xem thêm
  •  Năng lượng từ lá nhân tạo

    Năng lượng từ lá nhân tạo

    [ 03,04,2017 ]

    Đội ngũ các chuyên gia thuộc Đại học Đông Anglia (UEA, Anh) đang triển khai dự án 1,26 triệu USD nhằm tái tạo lại quy trình quang hợp với hy vọng chuyển hóa ánh sáng thành năng lượng sử dụng được.

    Xem thêm
  • Thị trường điện Hàn Quốc

    Thị trường điện Hàn Quốc

    [ 03,04,2017 ]

    Thị trường điện Hàn Quốc bao gồm một thị trường phát điện đã tư nhân hóa một phần bán điện vào sàn giao dịch điện năng với một người mua duy nhất cung cấp điện cho hầu hết tất cả khách hàng dân dụng và công nghiệp. Điện năng...

    Xem thêm
  • Nhật xây trang trại điện gió lớn nhất thế giới

    Nhật xây trang trại điện gió lớn nhất thế giới

    [ 03,04,2017 ]

    Nhật đã lên kế hoạch xây dựng tổng cộng 143 tuabin gió ở khu vực ngoài khơi, cách bờ biển Fukushima – nơi từng xảy ra sự cố rò rỉ lò phản ứng hạt nhân Daiichi do động đất và sóng thần, làm rúng động thế giới hồi tháng 3/2011- khoảng...

    Xem thêm